TTO - Ngoài chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với túi tiền, người sử dụng cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe khi sử dụng kính thực tế ảo.
TTO - Ngoài chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với túi tiền, người sử dụng cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe khi sử dụng kính thực tế ảo.
Mỗi lần trải nghiệm kính thực tế ảo không nên quá 30 phút - Ảnh: Minh Huyền
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, kính thực tế ảo được bán rộng rãi với mức giá giao động từ 150 ngàn tới hơn 2 triệu đồng được quảng cáo nhập từ Mỹ, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.
Trong đó, một vài hiệu được nhắc tới nhiều như Google, Samsung, VR Box, HP, XiaoZhai Pro, Shinecon…
Cyber sickness là thuật ngữ được nhắc đến khi nói về tác dụng phụ khi sử dụng kính thực tế ảo.
Đó là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, liên quan đến bệnh về chuyển động số (“digital motion sickness”), bắt nguồn từ việc mắt người quan sát các chuyển động, như cảnh phim tốc độ cao và không cảm nhận được chuyển động đó trên thực tế.
Theo giám đốc y tế của Trung tâm Cân bằng Mắt và Mũi, Tiền đình Massachusetts và là giáo sư tai mũi họng của Đại học Harvard, ông Steven Rauch trình bày tại tờ New York Times, cảm giác cân bằng của người khác với các cảm giác ở chỗ cảm giác cân bằng của ta bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh, ta ghi nhận được nhiều đầu vào (“inputs”). Khi các đầu vào này không tương thích với nhau, ta sẽ cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.
Các bệnh say chuyển động thông thường như say xe hoặc say sóng, sự “đá nhau” giữa các đầu vào xảy ra vì ta cảm nhận được chuyển động của cơ bắp và khớp cũng như ở tai trong, nhưng không thấy được chuyển động. Để hết say, bạn chỉ cần đứng dậy trên sàn tàu và nhìn vào đường chân trời.
Tuy nhiên, trái ngược là say công nghệ cyber sickness. Ta nhìn thấy chuyển động như các khúc cua trong một cuộc đua xe khi xem phim hoặc clip, nhưng ta không cảm nhận được cảm giác cua đó. Kết quả của sự không tương thích này cũng làm ta chóng mặt và muốn “mặt xanh mặt vàng”.
Các nghiên cứu cho thấy chứng say công nghệ này có thể ảnh hưởng từ 50 đến 80% người dùng, tùy thuộc vào nội dung và cách thức trình chiếu. Phụ nữ cũng được cho là dễ bị ảnh hưởng hơn.
Theo Cyriel Diels, nhà tâm lý học nhận thức của Trung tâm Chuyển động và Vận chuyển Trường Đại học Coventry ở Anh cho biết đây là phản ứng tự nhiên khi con người tiếp xúc với một môi trường không tự nhiên.
Theo giáo sư nhãn khoa, khoa học viễn tưởng, tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học UC Berkeley: “Đôi mắt luôn tập trung vào một điểm cố định trong khi sử dụng kính thực tế ảo phải cố gắng để hội tụ hay phân kỳ hướng tới đối tượng có thể xuất hiện ở gần hoặc xa. không phù hợp này được gọi là sự xung đột vergence-chỗ ở, và đó là lý do nhiều người cảm thấy khó chịu thị giác khi sử dụng một VR.”
Theo chuyên gia về kính thực tế ảo Vương Vũ, thì kính thực tế ảo sẽ làm người sử dụng có cảm giác hơi chóng mặt (hay còn gọi là cybersickness) sau khi sử dụng tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Vì vậy, thời gian khuyến cáo cho mỗi lần trải nghiệm không gian đa chiều này là không quá 30 phút.
Về lý thuyết, kính thực tế ảo có thể sử dụng để xem được mọi chương trình. Tuy nhiên, để đảm bảo độ sắc nét và cảm giác trung thực, mỗi hãng sản xuất thường phát triển kèm một kho ứng dụng chuyên biệt, thích hợp nhất với điện thoại thong minh và kính thực tế ảo của mình.
Cũng theo anh Vũ, kính thực tế ảo nói chung cho cảm giác sống động và trung thực nên khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em dưới 13 tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc người có bệnh tim. Bởi các chương trình được ưa chuộng trên kính thực tế ảo là thể thao ngoài trời, phim kinh dị hoặc khoa học viễn tưởng nên cần có người giám hộ khi trẻ em và phụ nữ có thai sử dụng kính. Ngoài ra, những người đang chóng mặt, nhức đầu, cảm sốt, mệt trong người nên hạn chế sử dụng.
Ngày nay, kính thực tế ảo có tăng cường nút điều chỉnh tiêu cự để hỗ trợ cho các trường hợp người dùng bị cận hoặc viễn thị.
Địa chỉ : Văn phòng IRTC, Số 12 lô NT2, Khu Đô thị mới Cầu Bươu, đường Cầu Bươu, Thanh Liệt, Thanh Trì, TP. Hà Nội. Văn phòng tại miền Nam: Lầu 09, số 68 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.