Đã được gần 3 năm kể từ khi chiếc TV 3D đầu tiên xuất hiện và TV dùng công nghệ này đang ngày càng trở nên thân thuộc với nhiều gia đình. Hiện nay, thị trường tiêu dùng có 3 loại công nghệ màn hình 3D đang chiếm ưu thế và được nhà sản xuất TV sử dụng: Loại màn hình phải dùng kính 3D màn trập chủ động là loại đầu tiên dùng trong ngành giải trí 3D, sau đó là loại xem với kính 3D thụ động và màn hình 3D không dùng kính mới xuất hiện gần đây. Dù cả 3 loại màn hình này đều chưa hoàn hảo, nhưng mỗi loại đều có những điểm độc đáo hấp dẫn đối với những người dùng khác nhau.
Sau đây là khái quát về hiệu năng, sự thoải mái và tính khả dụng của mỗi loại:
Hiệu năng
Một TV 3D có hiệu năng phải cung cấp độ sâu mạnh mà không bị bóng ma hay hiện tượng giao thoa. Hiện giờ, cả 2 loại màn hình màn trập chủ động và thụ động đều có độ sâu mạnh hơn so với loại màn hình không cần kính. Trong khi đó, các loại TV màn trập thụ động và không cần kính không bị hiện tượng giao thoa so với vài loại TV màn trập chủ động vẫn còn hơi bị bóng ma.
|
TV 3D màn trập thụ động LG 55LM8600. |
Một yếu tố quan trọng khác là nếu phòng xem nhà bạn có ánh sáng xung quanh mạnh hơn độ sáng màn hình. Các TV 3D không cần kính đều vượt trội về mặt này vì chúng không dùng kính 3D có tròng kính nhuộm màu. TV 3D thụ động cũng tốt hơn so với loại chủ động với kính “trập” làm cản hết phân nửa độ sáng.
Có vẻ TV 3D thụ động là loại tốt nhất khi nói về chất lượng hình ảnh, ngoại trừ một điểm phải lưu ý là khi xem nội dung 3D mà ngồi gần màn hình thì người xem có thể thấy có đường viền bị lởm chởm hay có các đường màu đen cách khoảng.
| Màn trập chủ động | Màn trập thụ động | Không dùng kính |
Điểm mạnh |
Độ sâu mạnh; hình ảnh sắc nét. |
Độ sâu mạnh; hình ảnh sắc nét; hình ảnh sáng hơn so với TV màn trập chủ động. |
Không bị bóng ma; hình ảnh sáng nhất; sắc độ chính xác. |
Điểm yếu |
Hơi bị bóng; giảm phân nửa tốc độ làm mới màn hình của TV; hình ảnh bị tối hơn so với TV 3D thụ động. |
Có đường viền lởm chởm và bị sọc đen khi xem phim 3D ở khoảng cách gần. |
Độ sâu kém; các vật thể 3D phía sau bị mờ hơn; 720p là độ phân giải hữu hiệu trong chế độ 3D. |
Đánh giá |
Tốt |
Tốt |
Trung bình |
Độ thoải mái và tính khả dụng
Không cần phải mang kính gồ ghề và nặng nề, loại TV 3D không dùng kính mang đến trải nghiệm xem 3D thoải mái và tự nhiên nhất. Công nghệ này có một hạn chế nhỏ là phải hiệu chỉnh để tối ưu hiệu ứng 3D trên màn hình tùy theo vị trí ngồi của mỗi người dùng.
|
TV 3D không dùng kính Toshiba 55RZ1. |
Loại kính 3D thụ động cũng nhẹ ký hơn, dù kính màn trập chủ động loại mới chỉ nặng hơn một chút. Tuy nhiên, các loại kính thụ động này bị giới hạn ở góc nhìn. Trong khi đó, các loại kính màn trập chủ động tương tự cũng thường bị tối lại khi nghiêng 90 độ và có thể bị rung hình trong phòng sáng. Ngoài ra, các loại kính này dùng pin phải thường xuyên cần được thay hay sạc lại.
| Màn trập chủ động | Màn trập thụ động | Không dùng kính |
Điểm mạnh |
Góc nhìn rất rộng |
Không bị rung hình; kính 3D nhẹ nhất; kính không dùng pin |
Xem 3D tự nhiên nhất |
Điểm yếu |
Hơi bị rung hình; kính 3D nặng hơn; phải thường xuyên sạc pin của kính |
Góc xem phim chiều ngang giới hạn |
Chỉ hỗ trợ tối đa cho 9 người xem |
Đánh giá |
Trung bình |
Tốt |
Tốt |
Hiện nay, TV 3D dùng kính màn trập chủ động hay thụ động có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn đối với đa số người dùng. Hầu hết TV 3D màn trập chủ động đều cho chất lượng hình ảnh tốt trong phòng tối. Trong khi đó, loại màn hình 3D dùng kính thụ động với hình ảnh 3D mạnh mẽ không kém, chỉ có điều là hình ảnh không được tốt khi ngồi xem gần màn hình. Nói về hiệu năng, màn hình 3D không dùng kính hấp dẫn hơn, nhưng công nghệ này vẫn còn khá non trẻ so với hai đối thủ còn lại. |